Xu hướng thiết kế biệt thự tân cổ điển đẹp kiểu Pháp

Posted on
Xu hướng thiết kế biệt thự tân cổ điển đẹp kiểu Pháp

Thị trường kiến trúc Việt Nam ngày nay sôi động hơn bao giờ hết bởi sự xuất hiện của rất nhiều trào lưu thiết kế mới phát triển theo dòng chảy của thời đại. Thế nhưng, bạn có thể dễ dàng nhận ra rằng, kiến trúc Tân cổ điển dù đã được du nhập vào nước ta từ rất lâu nhưng vẫn chiếm thiện cảm không hề nhỏ và vẫn tiếp tục làm mưa làm gió vài chục năm trở lại đây. Hãy cùng Nhà Đẹp tìm hiểu sâu về phong cách tân cổ điển trong bài viết dưới đây nhé!

Kiến trúc Tân cổ điển tiếp tục “làm mưa làm gió”

Phong cách Kiến trúc Tân cổ điển là gì?

Chẳng ai có thể lý giải được, vì sao kiến trúc Tân cổ điển chẳng hề giảm nhiệt theo thời gian mặc cho sự tiến bộ phi mã của công nghệ xây dựng, những vật liệu mới được ứng dụng nhiều hơn như kính cường lực, thép, bê tông và sự đâm chồi của kiến trúc đương đại và hiện đại với những hình khối độc đáo, phá vỡ khuôn mẫu sẵn có.

Vậy, phong cách kiến trúc Tân cổ điển là gì? Kiến trúc Tân cổ điển là một phong cách được tạo ra từ trào lưu tân cổ điển bắt đầu từ thế kỉ 18, thể hiện cả ở trong chi tiết như là một phản ứng chống lại kiến trúc Rococo mang đậm phong cách trang trí tự nhiên. Phong cách thiết kế tân cổ điển không quá nhấn mạnh vào cách phối màu mà tạo nên sự độc đáo riêng, hài hòa và cân đối.

Theo nguồn gốc hình thành thì vào cuối thế kỷ 18, các kiến trúc sư người Scotland là nhà thiết kế Robert Adam và những người anh em của ông đã sáng tạo ra trào lưu kiến trúc mới, trào lưu kiến trúc tân cổ điển. Kiến trúc tân cổ điển mang đậm những được nét thiết kế sang trọng và bắt mắt, có những trau chuốt trong từng đường nét riêng và tạo nên một tổng thể hoàn hảo nhất, đẹp mắt nhất.

Hiện nay, kiến trúc tân cổ điển có thể hiểu đơn giản đó là sự pha trộn hài hòa giữa nét đẹp cổ điển và hiện đại tạo nên một tổng thể vừa cân đối, vừa mang tới sự độc đáo riêng và thể hiện đẳng cấp của người sở hữu.

Kiến trúc tân cổ điển là sự pha trộn hài hòa giữa nét đẹp cổ điển và hiện đại

Lịch sử hình thành, quá trình phát triển của Kiến trúc Tân cổ điển

Kiến trúc cổ điển được biết đến là sự bao hàm của hai nền kiến trúc lớn và lâu đời mà chắc hẳn ai học lịch sử cũng đã từng nghe “Kiến trúc Hy Lạp” và “Kiến trúc La mã” cổ đại, đặc biệt phát triển rực rỡ vào thế kỉ thứ 5 trước Công nguyên tại Hy Lạp và thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên tại Rome, cùng chung hình thức sử dụng kết cấu là các thức cột và kiến trúc trán tường. Kiến trúc tân cổ điển ngay từ khi được hình thành đã phát triển rộng rãi ra khu vực Châu Âu và lan sang Bắc Mỹ, điển hình trong đó là những công trình kiến trúc nổi tiếng như thánh địa hồi giáo Stourhead House tại Palladian, biệt thự Woburn Abbey – biểu tượng của kiến trúc Anh, bảo tàng Altes tại Berlin – Đức, nhà hát Red Army tại Moscow – Nga. Cho tới những năm đầu thế kỷ 20, Tân cổ điển được chuyển sang thêm một giai đoạn mới được gọi là “Hồi sinh cổ điển” – Classical Revival, sử dụng ít các yếu tố cổ điển hơn, bề ngoài ít nghiêm trọng và bỏ bớt những phần nặng trang trí hơn.

Trong lịch sử, Việt Nam đã từng là thuộc địa của Pháp trong gần một trăm năm, Kiến trúc Pháp cuối thế kỷ 19 thịnh hành với chủ nghĩa Tân cổ điển cũng bắt đầu từ đây du nhập vào nước ta. Tuy nhiên, để phù hợp với văn hóa, khí hậu và vật liệu xây dựng của người Việt, phong cách này không được giữ nguyên bản mà được điều chỉnh dần, từ đó hình thành nên phong cách kiến trúc Đông dương hay Kiến trúc thuộc địa Pháp được thể hiện rất rõ trong những công trình công quyền thời Pháp thuộc còn sót lại. Những công trình cổ điển được xây dựng từ lâu như Nhà hát lớn, Nhà thờ lớn, các biệt thự tân cổ điển cổ… và nhịp phát triển theo dòng hiện đại đã ra đời những kiến trúc tân cổ điển như The Garden, Royal City hay Penthouse Vincom…

Nhà hát lớn là công trình kiến trúc tân cổ điển nổi bật

Đặc trưng nổi bật nhất của Phong cách kiến trúc tân cổ điển

Không gian kiến trúc vô cùng lộng lẫy và xa hoa

Đây có lẽ là đặc trưng khiến cho rất nhiều người không thể kìm lòng trước những ngôi Biệt thự được thiết kế theo phong cách Tân cổ điển. Không gian ngoại thất, nội thất gây ấn tượng bởi những đường nét hoa văn, phào chỉ độc đáo, được đắp vẽ tỉ mỉ, tinh tế. Bên cạnh đó, việc sử dụng những thức cột của kiến trúc Hy Lạp và La Mã cổ đại trong các hệ sảnh, tường cũng góp phần khiến cho những công trình Tân cổ Pháp trở nên bề thế, đẳng cấp hơn bao giờ hết. Ngày nay, để phù hợp với hơi hướng kiến trúc mới, các thức cột có sự cách tân, biến đổi để trở nên đơn giản, mềm mại hơn so với các tòa lâu đài, dinh thự cổ điển của phương Tây. Các loại mái thường gặp trong kiến trúc Tân cổ điển chính là mái mansard dạng hình thang úp ngược kết hợp mái chóp vòm cổ điển, đưa người nhìn về với thế giới của những tòa thành đồ sộ, tráng lệ trong những câu chuyện cổ Grimm.

Mặt khác, thiết kế nội thất của kiến trúc Tân cổ điển cũng không hề kém phần lộng lẫy và sang trọng. Hầu hết các loại vật liệu được sử dụng cho kiến trúc này phải là những dòng cao cấp như: gỗ tự nhiên quý hiếm, da và đá hoa cương cao cấp sẽ là vật liệu tôn lên sự đẳng cấp của công trình xây dựng. Đặt chân vào không gian tân cổ điển, bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được các họa tiết nổi bậc được chạm khắc trên những vách tường, sản phẩm nội thất như bàn ghế, kệ tủ,, giường ngủ…

Thiết kế nội thất của kiến trúc Tân cổ điển lộng lẫy và sang trọng

Là sự giao thoa giữa kiến trúc cổ điển và hiện đại: Tính kế thừa và Phát huy

Quả không sai khi đưa ra nhận định rằng, kiến trúc Tân cổ điển là sự giao thoa hoàn hảo giữa kiến trúc cổ điển và hiện đại. Chiêm ngưỡng một công trình kiến trúc Tân cổ điển, bạn có thể dễ dàng nhận ra những chi tiết, đường nét mang cảm giác hoài niệm, cổ kính, quyến rũ. Không chỉ vậy, sự đăng đối trong bố cục và hình khối kiến trúc, chi tiết phào chỉ hay những đường trang trí tỉ mỉ, cầu kỳ tại một số vị trí như mái vòm, đầu cột trụ hay hệ thống đường phào chỉ uốn lượn vô cùng sắc nét cũng là những đặc điểm mà những ngôi biệt thự Tân cổ điển đã kế thừa từ kiến trúc cổ điển.

Tuy nhiên, kiến trúc Tân cổ điển không hoàn toàn đi theo lối mòn đã “lỗi thời” của kiến trúc cổ điển, cũng không hẳn là “đoạn tuyệt” với “người anh em đi trước” mà là sự cách tân tuyệt vời. Lý giải cho nhận định này, ta có thể dễ dàng quan sát được những công trình Tân cổ Pháp ngày nay có sự giản lược những chi tiết hoa văn, phào chỉ rườm rà, thiết kế có phần tinh tế, mộc mạc, đơn giản hơn nhưng không hề làm mất đi sự sang trọng, lộng lẫy vốn có. Bên cạnh đó, các mẫu nhà đẹp Tân cổ điển còn tiếp thu những tinh hoa kiến trúc hiện đại mới, cụ thể là những vật liệu mới, xu hướng thiết kế mới, đáp ứng nhu cầu của thời đại.

Vật liệu sử dụng: kết hợp

Vật liệu được sử dụng trong kiến trúc Tân cổ điển thường sử dụng dòng cao cấp nhất. Chất liệu cao cấp thể hiện đẳng cấp và sự quý phái của gia chủ. Các ngôi nhà tân cổ điển trông sang trọng vì sử dụng các vật liệu xây dựng truyền thống như đá, đá cẩm thạch và gỗ cứng. Trong nhà bếp, một phong cách màu trắng với các điểm nhấn trung tính trông sẽ đẹp nhất. Bạn có thể chọn đá cẩm thạch. Giống như một viên đá granite tối màu làm bàn bếp bổ sung màu sắc cho không gian này.

Phòng khách nên là phòng lớn nhất trong nhà. Sàn Harwood là thích hợp ở đó, bởi vì nó sẽ giúp cho căn phòng trông ấm cúng hơn. Đừng quên đồ nội thất tân cổ điển thích hợp. Bạn có thể thêm các yếu tố trang trí vào tường và trần nhà, như khuôn và đường viền.

Trong phòng ngủ, giữ cho hình dạng đơn giản và bảng màu tối thiểu. Không nên trang trí quá cầu kỳ nếu không bạn sẽ rơi vào phong cách “rococo”.

Như vậy, kiến trúc Tân cổ điển vừa có nét đẹp tinh tế, sang trọng của kiến trúc cổ điển, vừa mang sự phóng khoáng, tự do của kiến trúc Hiện đại.

Vật liệu được sử dụng trong kiến trúc Tân cổ điển thường sử dụng dòng cao cấp nhất

Kiến trúc tân cổ điển ứng dụng trong xây dựng nhà ở

Ngày nay, kiến trúc Tân cổ điển được ứng dụng khá nhiều trong xây dựng nhà ở. Nói không đâu xa, mỗi một khu dân cư đều có ít nhất vài ba tòa nhà công cộng hay nhà dân được xây theo lối kiến trúc này. Những khu đô thị với tuổi đời chỉ vài năm như The Garden, Royal City cũng được ưu ái chọn Tân cổ điển làm phong cách chính. Người người nhà nhà đua nhau theo Tân cổ điển, phải làm Tân cổ điển, chỉ làm Tân cổ điển mới chất, mới sang. Và rồi, có cung thì ắt có cầu, nhiều đơn vị tư vấn thiết kế chạy theo xu hướng người dân, tiến hành quảng bá mạnh phong cách “Tây hóa” với nhiều mẫu thiết kế đa dạng: đơn giản có, lộng lẫy có, xa hoa có. Càng nhiều phào chỉ, càng nhiều hoa văn, càng nhiều họa tiết, càng nhiều cột kèo, đắp vàng đắp bạc thì càng thể hiện “đẳng cấp”. Biến tướng dị thể nhất mà người ta tự gọi “Tân cổ điển” là những lâu đài đồ sộ mọc lên bất thình lình một góc phố hay trên đường đi thị xã, thị trấn nào đó.

Vậy Biệt thự Tân cổ điển là gì? Biệt thự tân cổ điển là loại hình biệt thự có phong cách thiết kế phối hợp nhiều yếu tố hiện đại. Nhưng kết hợp rất nhuần nhuyễn hơn cho nhiều loại hình, không gian khác nhau. Vẻ đẹp của thiết kế tân cổ điển chính là sự pha trộn phong cách cổ điển và hiện đại. Pha trộn một cách có tỷ lệ tạo nên một không gian quyền quý.

Vẻ đẹp của thiết kế tân cổ điển chính là sự pha trộn phong cách cổ điển và hiện đại

Xu hướng nhà ở mới – Thiết kế Biệt thự tân cổ điển hiện nay tại Việt Nam

Khi đề cập đến những mẫu thiết kế biệt thự tân cổ điển chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều nghĩ đến một không gian kiến trúc vô cùng sang trọng, lộng lẫy và xa hoa, đầy quyến rũ. Các thiết kế biệt thự tân cổ điển luôn chạm đến trái tim của tất cả các khách hàng qua vẻ đẹp từ kiến trúc thiết kế lẫn công năng sử dụng.

Những bản vẽ thiết kế biệt thự đẹp dù đó là biệt thự 1 tầng, biệt thự 2 tầng, biệt thự 3 tầng…phong cách tân cổ điển vẫn luôn đi liền với các chi tiết hoa văn tinh tế, sắc sảo tại phần cột nhà hay việc tạo hình trên các bức tường bên ngoài. Tất cả các chi tiết đều được tính toán, lựa chọn một cách vô cùng kỹ lưỡng và tỉ mỉ. Vì thế mà các mẫu biệt thự tân cổ điển luôn thể hiện được sự giàu có, vị thế cũng như phong cách, đẳng cấp của gia chủ.

Trong những năm gần đây, các mẫu thiết kế kiến trúc biệt thự phong cách tân cổ điển hay những công trình theo phong cách này nói chung đang làm mưa làm gió và chiếm trọn cảm tình của các nhà thiết kế, kiến trúc sư bởi vẻ đẹp “lai Tây” với những họa tiết nhẹ nhàng, đơn giản của nó. Từ đây, có thể nói rằng, thiết kế biệt thự mang phong cách tân cổ điển chính là sự dung hòa, kết nối, phát triển tốt nhất của tinh hoa giữa hai phong cách thiết kế kiến trúc trái ngược hoàn toàn, đó là kiến trúc cổ điển xưa cũ và kiến trúc hiện đại tân thời.

Nếu bạn đang kiếm tìm một chút hoài niệm, một chút lãng mạn, nhẹ nhàng sâu lắng thì đừng bỏ qua kiểu thiết kế biệt thự tân cổ điển kiểu Pháp đẹp mê hồn. Mẫu biệt thự tân cổ điển mang trong mình những sự cuốn hút, tinh tế và sang trọng nhờ các chi tiết hoa văn trang trí đơn giản, tinh tế sẽ làm mê đắm lòng người.

Về tác giả

Thanh Phuoc