Liệu có nên thiết kế nhà gác lửng hay không?

Liệu có nên thiết kế nhà gác lửng hay không?

Đối với những ngôi nhà có diện tích nhỏ hẹp hoặc tài chính “khiêm tốn” thì việc thiết kế nhà với gác lửng được xem là giải pháp hoàn hảo giúp tăng diện tích tối ưu nhất. Bên cạnh đó, những mẫu nhà này sẽ mang đến tổng thể độc đáo, thoáng đãng cho ngôi nhà. Nếu bạn cũng quan tâm kiểu thiết kế này, vậy hãy cùng 2BDS phân tích ưu, nhược điểm của nó để xem liệu có nên thiết kế nhà gác lửng hay không nhé.

Gác lửng hay còn gọi là gác xép là một tầng trung gian được tạo ra trong kiến trúc của một ngôi nhà. Chúng được thiết kế linh hoạt và đặc biệt nên có thể nhìn thấy không gian ở bên dưới. Gác lửng thường được xây dựng để bổ sung thêm một số khu vực cho các chức năng quan trọng. Đó có thể là phòng ngủ, khu vực làm việc, thư viện hoặc những nơi khác. Thiết kế của một gác lửng phụ thuộc vào cách nó sẽ được sử dụng.

Ưu điểm của nhà có gác lửng:

  • Gia tăng diện tích sử dụng của không gian
  • Tiết kiệm chi phí xây dựng cho gia chủ
  • Mang đến vẻ đẹp tổng thể độc đáo, ấn tượng
  • Giúp giải quyết về các vấn đề sưởi ấm, làm mát hay lưu thông không khí
  • Có thể tận dụng chung nguồn ánh sáng cho cả hai không gian
  • Thời gian thiết kế, xây dựng nhanh chóng, đơn giản

Bên cạnh những ưu điểm của nó thì vẫn còn tồn tại khuyết điểm. 

  • Hạn chế dùng trần thạch cao hay đèn chùm, đèn thả trang trí
  • Khó khăn trong việc làm trần chống nóng hoặc làm rèm
  • Các hình thức trang trí cũng hạn chế vì không nên dùng nhiều vách ngăn, khó trưng bày những món đồ lưu niệm
  • Việc cách âm không được tốt, xáo trộn sự yên tĩnh và riêng tư





Những lưu ý khi xây dựng nhà có gác lửng:

  • Cần có kế hoạch cụ thể, rõ ràng ngay từ ban đầu
  • Xác định chức năng của gác lửng
  • Sử dụng vật liệu phù hợp (bê tông, gỗ, kim loại,…)
  • Tầng lửng nên chiếm khoảng 80% diện tích của sàn nhà
  • Nên bố trí ánh sáng hợp lý
  • Cần ưu tiên đồ nội thất nhỏ, gọn gàng, dễ di chuyển và không tạo áp lực lớn lên nền gác
  • Khi thiết kế độ cao của tầng một và lửng thường khoảng 2,5 – 2,8m, chiếm khoảng 2/3 chiều sâu của căn nhà.
  • Cầu thang từ tầng trệt đi lên lửng nên ưu tiên đặt ở vị trí nhỏ gọn và có số bậc ít để không chiếm nhiều diện tích.








Từ những phân tích trên hy vọng đã mang đến bạn những thông tin bổ ích để bạn dễ dàng cân nhắc việc có nên thiết kế nhà có gác lửng hay không. Chúc bạn sẽ xây dựng một tổ ấm xinh xắn nhất cho gia đình của mình.

Về tác giả

Thanh Phuoc